Thông tin cơ bản về Đài Loan
Quốc gia: ĐÀI LOAN
I - Vị trí địa lý:
Lãnh thổ Đài Loan bao gồm một quần đảo nằm ở phía Đông Nam Trung Quốc, trong đó Đài Loan là đảo lớn nhất, cách lục địa Trung Quốc khoảng 160 km, cách Philippin 350km về phía Nam và cách Nhật Bản 1070km về phía Bắc. Tổng diện tích: 38.000km2.
II - Khí hậu
Khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đài Loan thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 250c đến 280c. Phía Bắc Đài Loan thường có mưa lớn từ cuối tháng 10 tới tháng 3. Phía Nam khí hậu nóng hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa. Vào các tháng 7,8 và 9 ở Đài Loan thường có bão.
III - Dân số:
Dân số khoảng 25 triệu người (số liệu cuối năm 2000). Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2 thành phố đông dân nhất.
Ngôn ngữ sử dụng chính thức là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương là tiếng Đài Loan. Chữ viết là chữ Hán.
IV - Tiền tệ:
Tiền Đài Loan có tên là đồng Đài tệ(NT$) gồm tiền giấy và tiền kim loại, dễ chuyển sang Đô la Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác tại ngân hàng.
V - Về phong tục:
Phong tục ở Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam, tiêu biểu nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí…
Tết Âm lịch là tết truyền thống đón năm mới, thường kéo dài 5 ngày, từ 30 tháng chạp đến ngày 4 tháng giêng âm lịch.
Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tết Đăng tiết hay tết nhỏ) diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch.
Tết Đoan ngọ: vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, người Đài Loan tổ chức tết Đoan ngọ khắp mọi nơi.
Tết Thất tịch: ngày 7 tháng 7 hàng năm được coi là ngày Tết tình nhân của người Trung Quốc.
Tết Trung thu: diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch là ngày sinh của thần mặt Trăng, trăng tròn và sáng nhất năm.
Tết Đông chí: được tổ chức vào ngày 22 và 23 tháng 12 dương lịch hàng năm, đây là ngày đông chí, đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Người dân Đài Loan ăn tết tượng trưng cho sự xum họp gia đình.
Tập quán sinh hoạt và làm việc:
Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan có nhiều nét gần gũi với người Việt Nam. Người Đài Loan thường ăn bánh bao, trứng rán, bánh mì, sữa đậu nành. Bữa trưa họ ăn trong các quán ăn hoặc cơm hộp. Bữa tối ăn ở nhà hoặc tại các quán ngoài phố. Người Đài không uống bia, rượu vào bữa trưa và sáng mà chỉ uống nước hoa quả hoặc cà phê.
Trong công việc, người Đài rất cần cù, chăm chỉ và có nhiều đức tính tốt như:
-
Luôn tuân theo sự chỉ bảo của chủ hoặc của người điều hành;
-
Không phàn nàn nhiều, dù công việc khó, sẵn sàng giúp chủ hoàn thành công việc khi được chủ yêu cầu, làm ngoài giờ.
-
Không chây lười, trốn việc, không bao giờ nói dối, lừa gạt chủ hay người điều hành mà luôn có sự hợp tác để hoàn thành công việc.
-
Ông chủ hoặc người điều hành cũng làm việc như người khác.
Nhờ có những đức tính này mà người Đài Loan rất thành đạt trong công việc và cuộc sống.
Phong cách giao tiếp khi làm việc:
Người Đài Loan rất hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở trong giao tiếp.
Khi gặp nhau họ thường cúi đầu chào bắt tay. Luôn nói lời “cám ơn” khi được người khác chỉ dẫn hoặc giúp đỡ và nói lời “xin lỗi” khi có sơ suất hay phiền hà người khác. Trong giao tiếp, người Đài thường hay nói to, ít để bụng hoặc chấp nhặt lẫn nhau.
Lao động nước ngoài khi tiếp xúc với chủ, tiép thu công việc nếu có điều gi chưa rõ hoặc chỉ nghe loang thoáng nhất thiết phải hỏi lại. Khi chưa hiểu rõ tuyệt đối không được tự ý làm nhằm tránh sai sót hoặc lmf hỏng, gây khó chịu cho chủ và sự khó xử cho cả hai bên.
VI - Kinh tế:
Đài Loan có nền công nghiệp phát triển hiện đại, có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới.
VII - Lao động nước ngoài tại Đài Loan:
Từ năm 1990, Đài Loan bắt đầu nhận lao động của các nước Thái Lan, Philipin, Inđônêxia và Malaixia vào làm việc và từ tháng 11 năm 1999 đến nay Đài Loan tiếp nhận thêm lao động Việt Nam. Lao động nước ngoài làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường và cả trong lĩnh vực giúp việc gia đình, bệnh viện và các khu điều dưỡng (Đài Loan gọi là Khán hộ công). Số lượng lao động nước ngoài thường xuyên có mặt tại Đài Loan vào khoảng trên 32 vạn người. Riêng Việt Nam có khoảng hơn 8 vạn lao động, trong đó có gần 60.000 lao động làm giúp việc gia đình và khán hộ công.
Qui định pháp luật của Đài Loan đối với người lao động nước ngoài.
Luật Tiêu chuẩn lao động của Đài Loan quy định lao động nước ngoài được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện những nghĩa vụ cơ bản sau đây:
Các quyền lợi cơ bản của người lao động:
1.Thời hạn được lưu trú và làm việc tại Đài Loan
Theo quy định của Pháp luật Đài Loan, chủ thuê được ký hợp đồng với lao động nước ngoài mỗi lần là 2 năm, khi hết hạn nếu muốn thuê tiếp, chủ được xin gia hạn thêm 1 năm. Những lao động làm việc tốt, không vi phạm pháp luật trong 3 năm qua có thể được ký hợp đồng làm việc ở Đài Loan thêm 3 năm nữa, nhưng phải xuất cảnh về nước sau đó mới được tái nhập cảnh làm việc.
2. Được ký hợp đồng lao động với chủ thuê
Trước khi xuất cảnh sang Đài Loan, chủ thuê gửi cho Công ty Việt Nam bản giới thiệu công việc và hợp đồng để người lao động ký kết. Hợp đồng được ghi rõ về thời hạn, tên chủ thuê, Mức lương, Chi phí ăn, ở, Công việc, Địa chỉ, Thời gian làm việc, các quy định bắt buộc người lao động và chủ thuê phải thực hiện.
Khi ký hợp đồng người lao động phải đọc kỹ xem nội dung hợp đồng đã hợp lý chưa. Hợp đồng được ký thành 2 bản, người lao động phải giữ lại 01 bản để làm chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình và phải thực hiện đúng. Sau này nếu có tranh chấp xảy ra không được nêu lý do là không biết.
3.Thời gian làm việc
a. Lao động trong nhà máy, công trường:
Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn lao động của Đài Loan thì lao động trong các cơ quan, công trường, xí nghiệp đều áp dụng chế độ làm việc mỗi ngày 8 giờ và hưởng các quyền lợi theo quy định của luật này.
b.Lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người già, người bệnh:
Trong lĩnh vực giúp việc gia đình và khán hộ công trong bệnh viện và các khu điều dưỡng, do tính chất đặc thù của công việc là phải phục vụ nên không áp dụng chế độ lmà 8 giờ/ngày. Thời gian làm việc, xin nghỉ, làm thêm giờ (vào ngày chủ nhật) đều căn cứ theo hợp đồng do người lao động ký với chủ thuê. Người lao động phải hoàn thành các công việc được chủ thuê giao cho, hết việc trong ngày thì được nghỉ. Vì vậy người lao động cần hiểu rõ để xác định thái độ làm việc và không được yêu cầu chủ thuê phải thực hiện theo luật.
4.Quyền lợi cụ thể:
Tiền lương: Lương cơ bản cho lao động nước ngoài là 15.840 NT $/tháng.
Tiền làm thêm giờ: Đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ. Làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; Làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường. Lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không áp dụng chế độ trên. Nếu làm thêm ngày chủ nhật được trả thêm theo thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động thường ở mức 528 Đài tệ/ngày.
Bảo hiểm lao động: đối với lao động làm việc tại nhà máy, công trường được chủ chịu tiền Bảo hiểm lao động 100%. Lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không bắt buộc tham gia bảo hiểm lao động.
Bảo hiểm y tế: Chủ sử dụng trả 60%, người lao động trả 30% và chính quyền trợ cấp 10%.
Bảo hiểm tai nạn đột xuất: người lao động tham gia tự nguyện, những người không tham gia bảo hiểm lao động nhưng có tham gia bảo hiểm tai nạn đột xuất sẽ rất có lợi khi gặp tai nạn rủi ro.
Quyền khiếu kiện và chấm dứt hợp đồng
Người lao động có quyền khiếu nại với cơ quan lao động của Đài Loan và có quyền chấm dứt hợp đồng nếu chủ thuê hoặc các thành viên trong gia đình chủ có hành vi bạo lực, xúc phạm hoặc không trả lương theo đúng hợp đồng đã ký.
5.Các nghĩa vụ người lao động phải thực hiện:
Nghĩa vụ trong công việc:
-
Người lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh nội dung các điều khoản đã ký trong hợp đồng thuê lao động với chủ thuê
-
Chịu sự điều hành, giám sát va làm tốt mọi công việc được chủ thuê giao cho
-
Không được cãi lại hoặc có hành vi gây mất an toàn cho chủ thuê
-
Thời gian thử việc là 40 ngày đầu tiên, nếu người lao động không nhanh chóng thích ứng với công việc sẽ bị chủ thuê trả về nước
-
Phải thực hiện đúng nội qui làm việc, tôn trọng phong tục, tập quán của gia chủ…
-
Trong suốt thời hạn hợp đồng người lao động không được phép đòi chuyển đổi chủ.
-
Không được làm việc cho chủ khác ngoài hợp đồng đã ký. Khi bị bắt vì tự ý bỏ hợp đồng làm việc cho chủ khác, người lao động sẽ bị đưa về nước, phải tự chịu tiền vé máy bay và không dược phép quay lại Đài Loan làm việc. Ngoài ra. nếu bỏ hợp đồg ra ngoài mà bị tai nạn, ốm đâu…sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế và phải tự chi trả mọi chi phí khám chữa bệnh đắt đỏ.
-
Nếu tự ý bỏ hợp đồng, bỏ trốn hoặc làm hư hỏng tài sản của chủ, người lao động phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.
VIII - Nghĩa vụ thực hiện các quy định của Luật lao động Đài Loan đối với lao động nước ngoài, gồm những điểm chính sau đây:
a. Khám sức khoẻ định kỳ:
Trong vòng 3 ngày sau khi nhập cảnh vào Đài Loan, người lao động phải đi với chủ hoặc công ty môi giới đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Sau đó cứ 6 tháng chủ thuê phải đưa người lao động đi kiểm tra lại một lần. Nếu không đạt yêu cầu về sức khoẻ người lao động sẽ bị trả về nước.
b. Làm giấy phép lao động và thẻ cư trú:
Trong vòng 15 ngày sau khi nhập cảnh vào Đài Loan, chủ thuê phải làm Giấy phép lao động xin cấp Thẻ cư trú cho người lao động. Mỗi năm người lao động phải xin Giấy phép lao động và làm thẻ cư trú một lần.
Thẻ cư trú dùng làm giấy tờ đi lại, người lao động phải giữ cẩn thận. Khi đi ra ngoài phải mang theo để phòng công an kiểm tra giấy tờ đột xuất.
Chi phí khám sức khoẻ định kỳ và làm thẻ do người lao đông chịu.
c.Nghĩa vụ nộp thuế:
IX - Tất cả lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan đều phải nộp thuế thu nhập theo qui định của pháp luật sở tại. Cụ thể như sau:
Trong cùng một năm (từ 1/1 đến 31/12) nếu người lao động cư trú và làm việc tại Đài Loan dười 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 20% tiền lương cơ bản. Nếu đã cư trú và làm việc trên 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 6% tiền lương cơ bản. Với tiền lương cơ bản là 15.840 Đài tệ/tháng thì 6 tháng đầu (tức 183 ngày) mỗi tháng phải nộp thuế 3.168 Đài tệ, từ tháng 7 trở đi mỗi tháng phải nộp 950 Đài tệ.
Các khoản tiền làm thêm và tiền thưởng (nếu có) không phải nộp thuế. Những người đã cư trú và làm việc dưới 183 ngày của năm trước sẽ được coi là phần mới của năm sau.
Pháp luật Đài Loan quy định: nếu người lao động có tổng thu nhập từ lương trong một năm là 193.000 Đài tệ thì sẽ được miễn trừ thuế. Với mức lương cơ bản hàng tháng của lao động nước ngoài là: 15.840 Đài tệ thì mức thu nhập một năm (12 tháng) sẽ là: 190.080 Đài tệ. Do đó người lao động sẽ được miễn thuế. Vậy nên khi hết hạn hợp đồng người lao động cần yêu cầu chủ thuê hoặc Công ty moi giới đem biên lai thuế đã nộp đến Cục thuế địa phương thanh toán tiền thuế trước khi về nước.
d.Chi phí ăn, ở của lao động nước ngoài:
Chủ sử dụng lao Đại hộiộng Đài loan được khấu trừ tiền lương của lao dodọng làm việc tại công trường và nhà máy Đại hộiể chi phí tiền ăn và ở từ 0 Đại hộiến 4000 Đài tệ, mức khấu trừ tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa chủ sử dụng và người lao Đại hộiộng.
Lao Đại hộiộng làm việc trong lĩnh vực khán hộ công và giúp việc gia đình không phải áp dụng quy Đại hộiịnh khấu trừ này. Tiền ăn và ở do chủ chịu.
e. Nộp phí quản lý cho chủ sử dụng theo quy Đại hộiịnh của Đài Loan:
Phí quản lý người lao động phải nộp, theo quy định năm thứ nhất là 1.800 Đài tệ/tháng; năm thứ 2 mỗi tháng nộp 1.700 Đài tệ và năm thứ 3 mỗi tháng nộp 1.500 Đài tệ.
Những lao động làm việc tốt, sau khi hết hạn hợp đồng 3 năm được về phép nếu nhập cảnh trợ lại để làm việc cho chủ cũ thì mỗi tháng chỉ phải nộp phí dịch vụ là 1.500 Đài tệ. Nếu đổi chủ thê mới thì phí dịch vụ lại phải nộp như ban đầu.
f. Bị chấm dứt hợp đồng về nước:
Người lao động sẽ bị chấm dứt hơp đồng và phải về nước trong các trường hợp sau đây:
- Trong 40 ngày thử việc ban đầu, nếu người lao động không thích ứng với công việc được chủ giao cho.
- Trong thời hạn hợp đồng, người lao động vi phạm pháp luật dưới các hình thức sau:
-
Bỏ trốn hoặc lôi kéo người khác bỏ trốn.
-
Bỏ việc liên tục từ 3 ngày trở lên hoặc có tổng cộng 6 ngày nghỉ không có lý do trong một tháng;
-
Đưa người thân đến sống chung tại Đài Loan;
-
Kết hôn, có thai, sinh con trong thời gian làm việc;
-
Kết quả khám sức khoẻ phát hiện thấy mắc các bệnh như: lao phổi, bệnh đường sinh dục, bệnh sốt rét, sức khoẻ không đạt yêu cầu;
-
Bị mất khả năng làm việc;
-
Bị phát hiện nhiễm HIV hoặc nghiện hút;
-
Làm việc cho chủ khác ngoài hợp đồng đã ký hoặc làm thêm việc khác;
-
Có hành vi vi phạm tập quán, phong tục của chủ;
-
Giả dối không trung thực trong việc kê khai giấy tờ, hồ sơ;
-
Không tuân theo yêu cầu làm việc do chủ phân công;
-
Vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Đài Loan.
Khi bị đưa về nước trong các trường hợp trên, người lao động phải chịu tiền vé máy bay và toàn bộ chi phí liên quan đến việc về nước.
Tóm tắt các khoản tiền người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật Đài Loan và Việt Nam:
Tiền khám sức khoẻ định kỳ: 2.000 Đài tệ/lần.
Làm thẻ cư trú: 1.000 Đài tệ/lần.
Phí bảo hiểm y tế: 210 Đài tệ/tháng.
Phí quản lý và giao thông năm thứ Nhất: 1.800 Đài tệ/tháng.
Năm thứ Hai: 1.700 Đài tệ/tháng.
Năm thứ Ba: 1.500 Đài tệ/tháng.
Nộp thuế thu nhập 6 tháng đầu (20% tiền lương cơ bản): 3.168 Đài tệ/tháng.
Nộp thuế thu nhập từ tháng 7 về sau (6% tiền lương cơ bản):950 Đài tệ/tháng.
Phí dịch vụ xuất khẩu lao động cho Công ty Việt Nam: theo quy định cứ mỗi năm làm việc người lao động phải nộp 1 tháng lương cơ bản, quy ra mức nộp mỗi tháng là 1.320 Đài tệ. Phí dịch vụ có thể nộp trước cả 2 năm làm việc hoặc khấu trừ hàng tháng sau khi người lao động đến Đài Loan làm việc tuỳ theo thoả thuận giữa Công ty Việt Nam và người lao động, hoặc theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khi có các quyết định mới.
Phí môi giới (nộp cho Công ty môi giới Đài Loan) mức nộp tuỳ thuộc vào sự thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa Công ty Việt Nam với Công ty môi giới Đài Loan. Người lao động được thông báo trước khi đi làm việc ở Đài Loan về khoản phí này và cùng thoả thuận về phương thức nộp phí môi giới.
Địa chỉ liên lạc của các cơ quan chủ quản:
Trong quá trình làm việc tại Đài Loan, nếu có việc cần hỏi hoặc cần sự giúp đỡ người lao động có thể liên hệ với các cơ quan quản lý của Việt Nam và của Đài Loan qua các địa chỉ, điện thoại hoặc số fax sau đây:
1 - Cục Quản lý lao động ngoài nước:
Địa chỉ: 41B, Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 824 9522/934 0925
Fax: (84.4): 824 0122
2 - Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc:
Địa chỉ: The Vietnam Economic and Cultural Office in Taipei
3F, No 65, Sung Chiang Road, Taipei, Taiwan
Điện thoại: (886.2) 251 66626
Fax: (886.2) 251 66625
3 - Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Bắc:
Địa chỉ: 1F, No 3/1, Lane 69, Sung Chiang Road, Taipei, Taiwan
Điện thoại: (886.2) 250 4347/25060396/0919547794
Fax: (886.2) 250 60587